Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố Hà Nội với 05 chuyên khoa đầu ngành: Nội khoa, Hồi sức tích cực – Chống độc, Nội tiết, Dinh dưỡng và Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Bệnh viện Thanh Nhàn đóng trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, số 42 Đường Thanh Nhàn, Phường Thanh Nhàn, thuộc khu vực phía nam Thành phố Hà Nội, gần đường quốc lộ số 1, đường vành đai II và III phía nam Thành phố.
Bệnh viện là nơi tiếp nhận bệnh nhân nặng từ các tuyến của Hà Nội gửi lên, và các bệnh
Bệnh viện cũng là cơ sở thực hành và đào tạo cho sinh viên của các trường: ĐH Y Hà Nội, Học viện Quân y, ĐH Y tế công cộng, Cao đẳng Y tế Hà Nội, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, khoa Y- Đại học Quốc gia, khoa Y- Đại học Kinh doanh và công nghệ ... và học viên các tuyến gửi về.
Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh luôn trên 160%, số giường thực kê/số giường chỉ tiêu là 1262/800. Tại khu vực khám và điều trị ngoại trú, trung bình khoa khám bệnh đón tiếp khoảng 1300 bệnh nhân, mỗi phòng khám đón tiếp khoảng 100 – 120 bệnh nhân/ngày. Mặc dù Bệnh viện đã mở rộng quy mô, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh lớn như hiện nay, tình trạng quá tải thường xuyên diễn ra. Trong tình trạng quá tải và khó khăn về cơ sở vật chất nhưng nhu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện không ngừng tăng. Năm 2018, bệnh viện đã xin phê duyệt thêm 900 kỹ thuật mới và đưa vào áp dụng nhằm phục vụ người dân trong công tác khám chữa bệnh.
Thời gian qua bệnh viện Thanh Nhàn đã nỗ lực đạt được nhiều tiến bộ, tạo được niềm tin đối với người dân trong khu vực đến khám và điều trị bệnh ngày càng nhiều. Bệnh viện không ngừng chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, thường xuyên cập nhật các kiến thức, phương pháp điều trị, chăm sóc, phẫu thuật mới, qua đó càng tăng cường uy tín, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện.
• Nguồn lực Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn.
Là Bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố Hà Nội, với 5 chuyên khoa đầu ngành về Nội khoa, Hồi sức cấp cứu chống độc, Dinh dưỡng, Nội tiết và CBCH và Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Diện tích mặt bằng bệnh viện 30.842,7m², diện tích xây dựng sử dụng 28.276 m², bình quân diện tích 52m²/ giường bệnh.
Tòa nhà 9 tầng với công suất 622 giường bệnh, nhà 3 tầng khu vực Khoa khám bệnh được đưa vào sử dụng đã đóng góp một phần rất lớn trong công tác khám, chữa bệnh nhằm giảm tải và giúp bệnh nhân được điều trị trong điều kiện rộng rãi, khang trang hơn
Tổng số nhân lực bệnh viện đến tháng 12/2018 là 1058 người, trong đó: Viên chức + hợp đồng 68 + Hợp đồng trong chỉ tiêu: 535; Hợp đồng có xác định thời hạn: 523.
• Về trình độ:
- Giáo sư, Phó giáo sư: 13
- TS, BSCKII: 39
- Thạc sỹ, BSCKI: 66
- Bác sĩ, dược sĩ đại học: 179
- Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, y sĩ: 541
- Dược sĩ cao đẳng, trung cấp: 36
- Trình độ sau đại học khác: 19
- Trình độ đại học, cao đẳng khác: 78
Bệnh viện Thanh Nhàn rất chú trọng trong công tác đào tạo, bệnh viện sở hữu đội ngũ cán bộ có học hàm học vị cao: phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Ngoài ra, cán bộ nhân viên bệnh viện hiện đang làm giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng của các trường Đại học, cao đẳng y dược trên cả nước.
Bệnh viện đã đầu tư, trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại bằng nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn khác góp phần nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh như:Đưa vào sử dụng hệ thống robot định vị và chuyển hướng điều trị ung thư; dao mổ siêu âm; máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA); máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla; máy chụp vi tính MSCT 128 dãy; máy siêu âm đàn hồi mô tân tiến nhất; máy chụp X quang nhũ ảnh KTS DR; hệ thống máy hút oxy trung tâm; hệ thống máy cắt lạnh tức thì, máy đúc mô và máy chuyển bệnh phẩm chuyên dụng …vv; giúp triển khai nhiều kỹ thuật mới tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
Năm 2017-2018, Bệnh viện đã được phê duyệt thêm trên 1000 kỹ thuật và đưa vào áp dụng. Danh mục chuyên môn kỹ thuật không ngừng tăng kèm theo một số chuyên khoa đang phát triển mạnh mẽ như Ngoại khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Ung bướu, Can thiệp mạch, Hồi sức cấp cứu- chống độc để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Thủ đô.
Là bệnh viện hạng I của Thành phố Hà Nội, bệnh viện Thanh Nhàn là cơ sở y tế được trang bị rất nhiều máy móc hiện đạị như:
Máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla, hệ thống chụp mạch DSA hai bình diện, máy cắt lớp vi tính 128 lát cắt, hệ thống phẫu thuật nội soi 4K full option, Hệ thống phòng mổ Hybrid có trang bị Hệ thống Robot DSA, Hệ thống Robot mổ thần kinh, Hệ thống Siêu âm Fibroscan kèm chức năng định vị Navigation, Hệ thống máy SPECT chuyên dụng trong Ung bướu, …
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ công nghệ cao của người dân không ngừng tăng lên dẫn đến trang thiết bị y tế cũng cần tiếp tục được đầu tư và nâng cấp, đồng thời trong bối cảnh nguồn ngân sách sử dụng cho dịch vụ y tế công còn hạn hẹp, việc đầu tư mới và nâng cấp, sửa chữa bảo hành trang thiết bị hiện có còn nhiều khó khăn.Bệnh viện đã chủ động tìm nguồn kinh phí các đề án, xã hội hóa trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như lên các phương án tiết kiệm nhất để sửa chữa và bảo dưỡng những thiết bị hiện có nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh tốt nhất trong điều kiện hiện có của Bệnh viện.
Năm 2018, Bệnh viện bắt đầu thực hiện tự chủ kinh phí chi thường xuyên, việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã được các khoa phòng quan tâm và thực hiện tốt hơn, chủ động bố trí phù hợp các bộ phận hành chính để tiết kiệm kinh phí.
I. Tổ chức nhân sự
Tổng số: 22
1. Lãnh đạo tiền nhiệm
Trưởng khoa: BSCKII. Lê Thị Thu Hà
BSCK II. Vũ Mai Hương
Phó trưởng khoa: BSCK II. Nguyễn Thị Lan Hương
1. Lãnh đạo của đơn vị hiện tại
- Phó trưởng khoa: BSCKII. Lê Thị Phương Huệ
1. Số lượng và danh sách cán bộ hiện tại
Đến hết tháng 10/2019, Khoa Nội tiết & CBCH có 22 nhân viên với 02 bác sĩ CKII, 01 bác sĩ CKI, 02 thạc sỹ, 03 bác sỹ đa khoa; 13 điều dưỡng trong đó có 05 cử nhân điều dưỡng đại học, 03 cử nhân điều dưỡng cao đẳng, 06 điều dưỡng trung học; 01 hộ lý.
II. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Nội tiết và các bệnh chuyển hóa bệnh viện Thanh Nhàn được thành lập từ tháng 11 năm 2005. Khoa có đội ngũ bác sỹ chuyên ngành Nội tiết có trình độ sau đại học, đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên khoa. Khoa nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của Sở y tế Hà Nội, Đảng ủy và Ban giám đốc Bv Thanh Nhàn, đầu ngành Nội tiết Bạch Mai. Tập thể khoa luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được đề ra, không để xảy ra sai sót về chuyên môn và vấn đề về y đức. Nhân viên trong khoa tích cực nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị .
III. Chức năng của đơn vị
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
- Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội trú và ngoại trú theo sự phân công của Bệnh viện.
- Khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
- Phân công phụ trách khám và điều trị các bệnh nhân tại Phòng khám A
- Tham gia công tác giám định y khoa.
2. Công tác đào tạo cán bộ y tế
- Tham gia đào tạo học sinh, sinh viên tại khoa.
- Tham gia đào tạo cập nhập kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo chuyên khoa.
3. Công tác nghiên cứu khoa học
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật y học.
- Tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
4. Công tác chỉ đạo tuyến
- Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo tuyến của Bệnh viện đối với các cơ sở tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật, giám sát theo sự phân công của bệnh viện.
- Đầu ngành Nội tiết của TP Hà Nội
5. Tư vấn, hướng dẫn GDSK
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Phụ trách Câu lạc bộ Đái tháo đường – Bệnh viện Thanh Nhàn. Duy trì hoạt động thường xuyên hơn 10 năm nay
6. Hợp tác quốc tế
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Bệnh viện.
7. Quản lý kinh tế
- Quản lý tốt công tác kê khai thuốc, vật tư tiêu hao, viện phí…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.
IV. Hoạt động chuyên môn
1. Điều trị
Khoa Nội tiết và các bệnh chuyển hóa có quy mô 55 giường bệnh, thường xuyên thu dung và điều trị trên 60 bệnh nhân. Công xuất sử dụng giường bệnh năm 2018 là 168,4%, luôn ở mức cao của BV. Mô hình bệnh tật tại khoa thường gặp nhất là các bệnh như:
- Đái tháo đường typ 1, typ 2
- Bệnh lý tuyến giáp
- Bệnh lý tuyến yên
- Bệnh lý tuyến thượng thận
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Các kỹ thuật và nghiệm pháp thực hiện được tại khoa:
- Chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm
- Đo chỉ số ABI bằng máy siêu âm Doppler cổ chân - cánh tay
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống cho người thai nghén
- Nghiệm pháp nhịn uống
- Đo phân bố trọng lượng cơ thể lên chân người bệnh đái tháo đường
- Nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ
- Nghiệm pháp kích thích Synacthen nhanh
- Nghiệm pháp kích thích Synacthen chậm
- Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason
- Đo đường máu 24 giờ có định lượng insulin
- Đo đường máu 24 giờ không định lượng insulin
2. Đặc điểm nổi bật, thành tích đơn vị đạt được
- Tập thể lao động giỏi cấp cơ sở: 1999, 2000, 2001, 2002, 2003...., 2017, 2018
- Tập thể người tốt việc tốt cấp cơ sở: 2000, 2001, 2002, 2004....., 2017,2018
- Tập thể người tốt việc tốt cấp ngành: 2002, 2003, 2004.
- Hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
4.3. Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Hàng năm khoa Nội tiết và các bệnh chuyển hóa thực hiện trung bình 1-2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:
- Nhận xét về triệu chứng và điều trị bệnh nhân Basedow tại khoa Nội tiết
- Nghiên cứu về biến chứng ở bệnh nhân Basedow tại khoa Nội tiết
- Tình hình bệnh đái tháo đường và các yếu tố lien quan tại BV Thanh Nhàn
- Nghiên cứu tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Nội tiết
- Tình hình bệnh đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại BV Thanh Nhàn
- Nghiên cứu một số đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại khoa Nội tiết
- Nghiên cứu các tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Nội tiết
- Đánh giá tình trạng suy thượng thận mạn bằng nghiệm pháp Synacthen
- Khảo sát tình trạng đái tháo đường ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường phát hiện lần đầu
- Đặc điểm chuyển hóa ở BN tiền đái tháo đường
- Khảo sát tình trạng hạ đường huyết và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có mức lọc cầu thận < 60ml/ phút
Khoa Nội tiết và các bệnh chuyển hóa luôn là nòng cốt của bệnh viện trong công tác đào tạo cho các bệnh viện và cơ sở y tế của Hà Nội về chuyên ngành Nội tiết.
Các bác sĩ Nội tiết của bệnh viện Thanh Nhàn luôn có liên hệ tích cực với Hội Nội tiết và đái tháo đường Hà Nội và Việt Nam, luôn cập nhật các đường lối sách lược của Hội để góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành.
Trong các bệnh viện thuộc Sở y tế Hà Nội, bệnh viện Thanh Nhàn thường xuyên có bác sỹ là thành viên trong Ban chấp hành Hội Nội tiết Việt Nam và Hội Nội tiết Hà Nội nhiều nhiệm kỳ.
V. Hợp tác quốc tế
- Tham gia các cuộc hội thảo khoa học chuyên ngành Nội tiết trong và ngoài nước.
- Hợp tác với trường Đại học San Francisco trong chương trình chăm sóc bàn chân bệnh nhân đái tháo đường.
VI. Hướng phát triển
- Tiếp tục củng cố và tăng cường phát triển chuyên môn nhằm thu hút được số lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng tăng.
- Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các kỹ thuật đang triển khai.
- Xây dựng và phát triển đơn vị chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường.
- Duy trì công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ nhân viên
- Phát triển công tác nghiên cứu khoa học, có ứng dụng tốt trong điều trị bệnh.
- Tham gia các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành Nội tiết trong và ngoài nước.
- Tiếp tục phối hợp với trường Đại học San Francisco trong chương trình chăm sóc bàn chân bệnh nhân đái tháo đường.
KHOA KHÁM BỆNH - BỆNH VIỆN THANH NHÀN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Khởi đầu từ năm 1969, bệnh viện bao gồm các phòng khám: nội, nhi, ngoại, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu. Các phòng khám này đều hoạt động độc lập về mặt chuyên môn do các trưởng phòng khám quyết định dưới sự chỉ đạo chung của Giám đốc bệnh viện.
Tới năm 1980, bệnh viện Thanh Nhàn thành lập phòng khám đa khoa gồm có 08 phòng khám (PK): PK Nội, PK Nhi, PK Ngoại, PK Tai mũi họng, PK Răng hàm mặt, PK Mắt, PK Da liễu, PK lưu Cấp cứu. Trong đó, nhân viên gồm khoảng 100 người.
Khoa Khám bệnh hiện nay gồm 50 bàn khám với đủ các chuyên khoa:
- PK Hô hấp
- PK Nội tiết
- PK Tim mạch
- PK Ngoại thần kinh sọ não
- PK Ngoại thận
- PK Ung bướu
- PK Huyết học
- PK Ngoại tiêu hóa
- PK Răng hàm mặt
- PK Mắt
- PK Tai mũi họng
- PK Nội thần kinh
- PK Nội tiêu hóa
- PK Nội thận tiết niệu
- PK Da liễu
- PK Y học cổ truyền
- PK Phục hồi chức năng
- PK Chấn thương chỉnh hình
- PK Nhi
- PK Sản
Trong đó, nhà 3 tầng mới xây là khu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) có tất cả 35 bàn khám. Toàn bộ các phòng khám và sảnh chờ: thoáng mát, sạch sẽ, đủ ghế, nước uống phục vụ số lượng > 1000 lượt bệnh nhân đến khám/ ngày. Trong lúc ngồi chờ khám, người bệnh có thể nghe loa truyền thông, tham khảo các tài liệu, tờ rơi liên quan đến giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu, những lời khuyên, chế độ ăn, vận động……. Khoa Khám bệnh bệnh viện Thanh Nhàn hiện tại quản lý các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường (hơn 4000 bệnh nhân), tăng huyết áp (hơn 4000 bệnh nhân), bướu cổ (800 bệnh nhân) COPD và hen (hơn 1000 bệnh nhân), parkinson (200 bệnh nhân), viêm gan virus B (500 bệnh nhân).
Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu nằm gần cổng chính (số 1) bao gồm 15 bàn khám với đủ các chuyên khoa. Một số phòng khám của các giáo sư đầu ngành nội- ngoại khoa, các phòng khám của các bác sỹ chuyên II, trưởng phó các khoa lâm sàng. Người bệnh có thể yêu cầu chọn bác sỹ khám, đăng ký hẹn khám qua booking care….. Đối với người bệnh có thẻ BHYT có thể tham gia đăng ký khám, điều trị theo yêu cầu chỉ cần đóng tiền chênh lệch công khám, xét nghiệm…. nhưng vẫn được hưởng các chế độ của BHYT quy định.
Khoa Khám bệnh luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, đồng thời thực hiện tốt 12 điều Y đức cũng như các quy tắc, ứng xử của nhân viên y tế. Các bác sĩ của khoa đã thăm khám, phát hiện chẩn đoán bệnh kịp thời, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân và quản lý theo dõi điều trị nhiều bệnh lý mạn tính .
II.TỔ CHỨC NHÂN SỰ
1.Lãnh đạo đương nhiệm
-Trưởng khoa: BSCK II Lại Thanh Hà (từ năm 2017 đến nay)
2.Lãnh đạo tiền nhiệm
-Y sĩ Lê Thị Đào( từ năm 1980 đến….. )
-BS Phạm Tiến Chấn (từ năm ….. )
-BS Nguyễn Tuyết Nga (từ năm ….. )
-BS CKI Lê Xuân Thạc (từ năm ….. )
-BS Nguyễn Thị Hòa (từ năm ….. )
-BS CKII Ngô Thị Mai Xuân: (từ năm 2004 đến 2016)
3.Biên chế của khoa hiện tại
-Tổng số: 44 viên chức và người lao động, trong đó có 13 bác sỹ, 29 điều dưỡng, 01 hộ lý.
-Trình độ chuyên môn:
+Bác sỹ: Chuyên khoa II: 04
Tiến sỹ: 01
Chuyên khoa I: 03
Thạc sỹ: 02
Đại học: 03
+Điều dưỡng: Thạc sỹ: 01
Đại học: 09
Cao đằng: 09
Trung cấp: 10
+Hộ lý: 01
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
A. NHIỆM VỤ CHUNG
Khoa khám bệnh là khoa lâm sàng có nhiệm vụ:
a. Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn, phân loại và tiếp nhận khám bệnh cho mọi người bệnh có nhu cầu: BHYT đúng tuyến, tự nguyện.
b. Khám bệnh, sàng lọc người bệnh vào khám, cấp cứu, điều trị nội trú; thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu.
c. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật.
d. Tổ chức khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người lao động, khám sức khỏe cho người học tập, công tác, lái xe… trong và ngoài nước.
e. Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các BV tuyến dưới
f. Tham gia nghiên cứu khoa học, đề cao tính ứng dụng thực tiễn trong công tác khám và điều trị bệnh nhân
e. Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có đủ thiết bị y tế và biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện.
B.NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Tiếp đón người bệnh:
a. Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
- Bố trí y tá (điều dưỡng) có kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm, thái độ niềm nở hòa nhã, trang phục chỉnh tề tiếp đón người bệnh ngay từ lúc ban đầu đến khoa khám bệnh.
- Tổ chức nơi chờ có đủ ghế ngồi, nước uống, ấm về mùa đông, mát về mùa hè cho người bệnh.
- Tuyên truyền giáo dục phòng dịch bệnh và giáo dục sức khỏe với các hình thức thích hợp.
b.Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Thăm hỏi, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng vào khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện các thủ tục hành chính chuyên môn theo quy định, hướng dẫn hoặc đưa người bệnh tới các buồng khám chuyên khoa.
- Khẩn trương tiếp đón người bệnh cấp cứu, đưa ngay vào buồng cấp cứu, các thủ tục giải quyết sau.
- Ghi sổ khám bệnh chung, ghi đầy đủ nội dung các cột mục theo quy định.
- Dành thời gian hàng ngày phổ biến, hướng dẫn người bệnh về kiến thức giáo dục sức khỏe.
- Làm báo cáo hàng ngày, hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và báo cáo đột xuất.
- Bảo quản hồ sơ khám bệnh, điều trị ngoại trú theo chuyên khoa.
2. Khám bệnh tại các buồng khám chuyên khoa:
a. Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
- Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng và chính xác, thăm khám toàn cơ thể hoặc từng bộ phận theo chuyên khoa: kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng.
- Chỉ định điều trị thích hợp sau khi thăm khám xác định mức độ bệnh.
- Kê đơn thuốc về nhà điều trị và theo dõi ở tuyến y tế cơ sở hoặc hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú.
- Làm hồ sơ bệnh án vào viện điều trị nội trú.
b. Bác sĩ cận lâm sàng có trách nhiệm:
- Trả kết quả xét nghiệm thường quy cho người bệnh trong ngày.
- Các xét nghiệm đặc biệt làm trong khoa xét nghiệm cũng phải trả kết quả sớm để phục vụ cho công việc chẩn đoán.
c. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Ghi sổ khám bệnh chuyên khoa.
- Đưa người bệnh vào khoa điều trị, bàn giao đầy đủ hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh với y tá (điều dưỡng) trưởng khoa hoặc y tá (điều dưỡng) hành chính khoa.
3. Thực hiện thủ thuật chuyên khoa:
a. Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm:
- Thực hiện quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
- Thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh viện.
b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
- Ghi sổ thủ thuật chuyên khoa theo mẫu quy định.
- Phụ bác sĩ làm thủ thuật chuyên khoa.
4. Trật tự vệ sinh:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện:
- Bố trí dây chuyền phòng khám một chiều, thuận tiện; có phòng khám truyền nhiễm riêng, lối đi riêng.
- Có đủ ghế cho người bệnh ngồi chờ.
- Có buồng vệ sinh, buồng tắm cho người bệnh và các thành viên trong bệnh viện riêng.
- Có quầy thuốc phục vụ người bệnh.
- Có nơi để xe đạp, xe máy riêng cho người bệnh và các thành viên trong bệnh viện.
b. Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện:
- Có bảng sơ đồ chỉ dẫn của khoa khám bệnh, các buồng khám chuyên khoa, buồng thủ thuật chuyên khoa.
- Có nội quy của khoa khám bệnh, quy định về y đức, về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện.
- Xây dựng lịch làm việc của các chuyên khoa, niêm yết tại nơi tiếp đón người bệnh.
- Có biển đề tên buồng khám chuyên khoa và biển đề tên bác sĩ, y tá (điều dưỡng) phục vụ. Quy cách biển, chữ viết và màu sắc thống nhất.
VI.CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ
1. 04 máy lấy số tự động (03 trong khu BHYT+ 01 khu khám bệnh theo yêu cầu)
2. 01 máy lưu huyết não (khu khám bệnh theo yêu cầu)
3. 01 máy sàng lọc xơ vữa mạch (khu khám bệnh theo yêu cầu)
4. 01 máy điện não (khu khám bệnh theo yêu cầu)
5. 01 máy holter huyết áp (khu khám bệnh theo yêu cầu)
6. 07 máy đo huyết áp tự động (khu khám bệnh theo yêu cầu)
7. 60 bộ máy vi tính+ máy in (cả hai khu)
8. 08 màn hình gọi số + hệ thống loa, âm li (khu BHYT).
V. THÀNH TÍCH
Khoa khám bệnh nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”.
Có nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở có tính ứng dụng cao.
THÔNG TIN KHOA VI SINH – TDCN
I/ Lịch sử phát triển
- Trước năm 1983: Labo Vi sinh thuộc khoa xét nghiệm
- Từ 1983-1993: Khoa Vi sinh
Là cơ sở đào tạo thực hành cho sinh viên của Bộ môn Vi sinh trường ĐH Y Hà Nội.
Phụ trách khoa: GS Nguyễn Hữu Hồng (Giảng viên Bộ môn Vi sinh)
Phó khoa: - BS. Phạm Thị Minh Thu
- PGS. Lê Văn Phủng (Giảng viên bộ môn Vi sinh)
- Từ 1994-2001: Khoa Vi trùng- Ký sinh trùng
Kết hợp 2 khoa: Vi sinh và ký sinh
- Từ 2002 đến 3/2018: Khoa Vi sinh – Thăm dò chức năng
Kết hợp 2 khoa Vi sinh và Thăm dò chức năng
- Từ 4/2019 đến nay: Khoa Vi sinh
II/ Nhân sự
2.1. Lãnh đạo tiền nhiệm
- Từ 1994-2001: Bs. Phạm Thị Minh Thu –Trưởng khoa
- Từ 2002-2014: Ths.Bs. Hoàng Thị Ngọc Trâm – Phó giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa
2.2. Lãnh đạo hiện tại
Từ 2014 đến nay: Ths.Bs Lưu Thị Vũ Nga - Trưởng khoa
2.3. Nhân viên
Tổng số 10 CBVC:
01 Thạc sỹ, 01 bác sỹ, 04 cử nhân, 3 kỹ thuật viên, 01 điều dưỡng
III. Chức năng của khoa
Khoa Vi sinh là một khoa cận lâm sàng thuộc Bệnh viện Thanh Nhàn. Khoa Vi sinh có chức năng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm xác định nhiễm vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
Tham gia công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống dịch bệnh.
Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
IV. Các kỹ thuật xét nghiệm
Với cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị hiện đại đảm bảo thực hiện các xét nghiệm vi sinh cơ bản và chuyên sâu đảm bảo chất lượng:
1. Thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy phát hiện căn nguyên vi khuẩn, nấm gây bệnh trong máu, dịch não tủy, nước tiểu, bệnh phẩm đường hô hấp…
Với máy cấy máu và hệ thống định danh, kháng sinh đồ tự động giúp định danh nhanh, chính xác các căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn và cả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) hỗ trợ các bác sĩ trong việc lựa chọn kháng sinh phù hợp và tối ưu hóa liều điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người bệnh.
2. Các xét nghiệm chẩn đoán: Virus cúm A/B, sốt xuất huyết Dengue, Rotavirus, Rubella, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục…
3. Các xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan B, C trên hệ thống máy miễn dịch tự động: HBsAg định tính và HBsAg định lượng; HBeAg, HCV-Ab.
HBs –Ab (Thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng phòng vacin viêm gan B và theo dõi chuyển đảo huyết thanh sau nhiễm và điều trị viêm gan B).
4. Các xét nghiệm sinh học phân tử:
Sử dụng hệ thống Real-time PCR và tách tự động của Roche (Cobas Amliprep/Cobas TaqMan48) với độ chính xác cao: Định lượng virus viêm gan B (HBV-DNA), virus viêm gan C (HCV-RNA), PCR chẩn đoán lao.
Sử dụng hệ thống Real-time PCR của Qiagen xác định một số căn nguyên vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như: Các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình (Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila), vi khuẩn ho gà, vi khuẩn gây bệnh lao không điển hình (NTM)…
IV. Thành tích
Tập thể Khoa luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo chất lượng xét nghiệm, triển khai các kỹ thuật mới và kỹ thuật hiện đại (kỹ thuật sinh học phân tử) phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh.
Ngoài việc phát triển kỹ thuật và đảm bảo chất lượng xét nghiệm, Khoa còn thường xuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đem lại lợi ích cho người bệnh. Các cán bộ trẻ của Khoa tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế và Hội thao Kỹ thuật sáng tạo toàn quốc (VIFOTEC) và được cấp bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Tập thể khoa và cá nhân đã được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2008.
Tập thể nữ của khoa không những đảm việc nước mà còn giỏi việc nhà. Thường xuyên tham gia và đạt giải Nhất, nhì Hội thi nấu ăn do Bệnh viện và Công đoàn Quận tổ chức.
V/ Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Khoa luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. - Tham gia nghiên cứu các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như trực khuẩn Whitmore.
- Tham gia đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xây dựng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh tả”.
- Tham gia một số đề tài nhánh của Dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm” với viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
- Phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tham gia đề tài “Đánh giá thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Việt Nam, xác định đặc điểm cấu trúc gen và yếu tố liên quan của các vi khuẩn kháng thuốc thường gặp ở Việt Nam” thuộc Dự án Nghị đinh thư Việt Nam – Vương Quốc Anh.
- Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và viết bài đăng trên tạp chí Y học trong và ngoài nước.
VI. Hướng phát triển
Khoa Vi sinh phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp các dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật cao về Vi sinh và là cơ sở đào tạo, hợp tác, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
Chính xác, kịp thời, không ngừng cải tiến để đáp ứng yêu cầu và sự tin cậy của Đồng nghiệp và người bệnh khi sử dụng dịch vụ tại Khoa Vi sinh.
Đội ngũ nhân viên của Khoa có đủ trình độ và năng lực chuyên môn, tận tâm với nghề, nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình và luôn có tinh thầm, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo.
I. Tổ chức nhân sự:
1.1. Lãnh đạo tiền nhiệm:
- Trưởng khoa: DS. Nguyễn Thị Bích Hải ( 1984- 1994)
- Phó phụ trách khoa: BS. Nguyễn Thị Phúc (1994- 2003)
BS. Trần Thị Ngân Trang (2003-2008)
BS. Lê Thu Trang (2008-2011)
1.2. Lãnh đạo của đơn vị hiện tại:
- Phó phụ trách khoa: ThS.BS Nguyễn Minh Hiền (2011-2015)
- Trưởng khoa Hóa sinh: TS. BS Nguyễn Minh Hiền (2015 - đến nay)
1.3. Số lượng và danh sách cán bộ hiện tại:
Đến 10/2019, khoa Hóa sinh có 24 nhân viên gồm
Tiến sỹ: 01
Thạc sỹ: 06
Đại học: 08
Cao đẳng: 08
Y công: 01
II. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân của khoa Hóa sinh là khoa xét nghiệm Bệnh viện Mai Hương. Năm 1984 khi chuyển ra Bệnh viện Hai Bà Trưng thì tách riêng khoa và phát triển thành khoa Hóa sinh bệnh viện Thanh nhàn ngày nay.
Tập thể khoa luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, không để xảy ra sai sót chuyên môn và vấn đề y đức. Nhân viên trong khoa tích cực học tập và nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới, chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh.
Khoa đã được công nhận đạt ISO 15189
Hiện tại, khoa Hóa sinh được bố trí tại tầng 2 khu nhà 9 tầng, với cơ sở hạ tầng mới. Khoa được trang bị các thiết bị hiện đại như:
- Bốn hệ thống sinh hóa miễn dịch tự động công suất khoảng 2000 test sinh hóa và 900 test miễn dịch và điện giải trong một giờ
- Hệ thống realtime PCR tự động xác định nhiều tác nhân nhiễm khuẩn bằng nhân bản các gen đích.
- Hệ thống tách DNA, RNA tự động, gắn primer tự động, giải trình tự gen góp phần trong sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi điều trị các bệnh có liên quan đến đột biến gen, nhiễm sắc thể.
- Hệ thống phần mềm hoàn chỉnh nhằm kiểm soát chất lượng từ đầu vào nhận mẫu đến khi in kết quả đảm bảo chất lượng hạn chế tối đa sai sót.
III. Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện các xét nghiệm hóa sinh thường quy và chuyên sâu nhằm đáp ứng được các yêu cầu về sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh của các khoa lâm sàng. Tham gia hội chẩn với các khoa lâm sàng góp phần cứu sống bệnh nhân nặng, chẩn đoán bệnh khó.
- Đào tạo về kỹ thuật và chất lượng xét nghiệm cho các sinh viên kỹ thuật y học,
- Thực hiện các kỹ thuật cao, nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới chuyên sâu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
- Hộ trợ tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật và chất lượng xét nghiệm khi được phân công. Cùng với sở y tế giám sát công tác chất lượng y tế tại các bệnh viện tuyến huyện.
- Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước, các trường đại học, các viện và học viện.
- Tạo nguồn kinh phí cho sự hoạt động và phát triển bệnh viện
IV. Hoạt động chuyên môn – Giải thưởng
- Luôn vượt kế hoach được giao, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng
_ Hàng năm đều có kỹ thuật mới áp dụng tại bệnh viện
- Tham gia và thực hiện tại khoa 1 đề tài cấp bộ và 2 đề tài cấp thành phố
_ Liên tục tham gia các hội thao sáng tạo tuổi trẻ do thành đoàn tổ chức và đạt nhiều giải thưởng (giải nhất năm 2009, giải nhì năm 2015, 2017 và 2019)
-Tham gia và có báo cáo tại hội nghị chuyên ngành trong nước và quốc tế
- Các nhân được bằng khen Bộ Y tế
VI. Hướng phát triển
- Nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các nhà lâm sàng và người bệnh
- Phát hiện, xây dựng quy trình mới cho các phương pháp kỹ thuật chuyên sâu
- Tham các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học chuyên nghành hóa sinh trong nước và quốc tế.
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH - BỆNH VIỆN THANH NHÀN
I. Quá trình hình thành và phát triển
Những năm đầu mới thành lập khoa Chẩn đoán hình ảnh tiền thân là khoa Xquang Bệnh viện Hai Bà Trưng.
Đến năm 1996 khoa được Sở y tế Hà Nội giao là đầu ngành Chẩn đoán hình ảnh của Hà Nội.
Tháng 12 năm 1998 khoa đổi tên từ khoa Xquang thành khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Hai Bà Trưng.
Đến năm 2000 thành khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Thanh Nhàn.
Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã có sự phát triển vượt bậc. Ban đầu chỉ có một vài máy Xquang và siêu âm đen trắng đến nay khoa đã được trang bị hệ thống máy móc hiện đại của Mỹ và Đức…phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị.
Những trang thiết bị này đã đóng một vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
Trong tương lai không xa khoa sẽ được trang bị thêm các máy hiện đại hơn như máy MRI 3 tesla và máy CT scanner 512 dãy…
II. Tổ chức nhân sự:
1. Ban lãnh đạo đương nhiệm:
Trưởng khoa: TS. BS Vũ Duy Lâm (Từ tháng 10/2016 đến nay)
2. Ban lãnh đạo tiền nhiệm:
Từ năm 1970 đến năm 1978: Y sĩ Lê Đức Giá
Từ năm 1979 đến năm 1989: Bác sĩ CK1 Đinh Văn Thanh
Từ năm 1990 đến năm 1992: Bác sĩ CK1 Lê Ngọc Mạnh
Từ năm 1993 đến năm 2006: Bác sĩ CK 1 Đinh Văn Thanh
Từ năm 2006 đến năm 2016: BS CK1 Trần Tuấn Lưu
3. Số lượng cán bộ hiện tại:
Nhân viên của khoa có 42 người gồm: 01 tiến sỹ, 02 đang học bác sỹ nội trú, 01 đang học cao học, 12 bác sỹ định hướng, 02 bác sỹ đa khoa, 23 kỹ thuật viên, 1 điều dưỡng.
III. Chức năng nhiệm vụ
Chức năng:
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh là khoa Cận lâm sàng thực hiện các kỹ thuật: Siêu âm, X-quang, CTscanner, MRI, Điện quang can thiệp… cho tất cả bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị nội trú của bệnh viện.
- Có đội ngũ BS, ĐD-KTV có trình độ chuyên môn sâu, năng động, sáng tạo, không ngừng học hỏi, phát triển nhiều kỹ thuật mới nâng cao chất lượng chẩn đoán hình ảnh, phối hợp tích cực với các khoa lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Nghiên cứu khoa học: thực hiện các đề tài khoa học, tham gia các hội nghị khoa học tại bệnh viện và hội nghị chuyên ngành.
- Hợp tác khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa với các bệnh viện, tổ chức y tế trong nước.
- Hỗ trợ tuyến dưới trong công tác chuyên môn và đào tạo cho các học viên.
Nhiệm vụ:
- Tăng cường công tác quản lý, điều hành; kiểm tra, giám sát; phân cấp, phân công trách nhiệm cho các cá nhân, người đứng đầu; thực hiện ghi chép, quản lý sổ sách, phim bằng hệ thống PACS;
nâng cao năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn; phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Đẩy mạnh hoạt động quản lý, cải tiến chất lượng bệnh viện theo kế hoạch của bệnh viện.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ y tế: Đào tạo đại học, chuyên đề, đào tạo liên tục, hội thảo, cập nhật kiến thức… ưu tiên đào tạo theo hướng chuyên khoa, chuyên sâu và triển khai các kỹ thuật cao: chụp và can thiệp mạch máu.
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vật tư, trang thiết bị y tế, tài sản.
- Tiếp tục triển khai hoạt động liên kết, hợp tác chuyên môn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật với các Viện, Trường Đại học Y, Bệnh viện Trung ương.
IV. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bao gồm các hệ thống máy hiện đại
+ 01 Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla.
+ 01 Máy chụp CTScanner 128 dãy.
+ 01 Máy chụp CTScanner 2 dãy.
+ 02 Máy can thiệp mạch DSA.
+ 01 Robot định vị sinh thiết Maxio.
+ 04 X-quang kỹ thuật số, 01 máy X quang răng, 01 X quang tuyến vú.
+ Lưu ảnh và đọc phim trên hệ thống PACS
+ 02 máy siêu âm đàn hồi mô.
+ 06 máy siêu âm Doppler màu 4D…
V. Kỹ thuật chuyên khoa
- Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng máy siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ; chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tuyến vú.
- Các kỹ thuật can thiệp điều trị các bệnh mạch máu, ung bướu:
+ Can thiệp điều trị phình mạch, dị dạng mạch não, lấy huyết khối động mạch não.
+ Can thiệp điều trị các bệnh ung bướu: U phì đại tiền liệt tuyến, U gan, u đường mật, u màng não, u xơ tử cung…
+ Chụp và nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu
+ Chụp và nút mạch lách điều trị giảm tiểu cầu do xơ gan
+ Tiêm phong bế cột sống dưới DSA
+ Chụp và nút mạch điều trị chấn thương gan, lách, thận, hàm mặt, khung chậu…
+ Các kỹ thuật sinh thiết, chọc hút chẩn đoán dưới hướng dẫn của siêu âm, X quang, DSA, CLVT.
VI. Thành tích
Tập thể khoa Chẩn đoán hình ảnh nhiều năm liền được Sở y tế Hà Nội tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Năm 2019 khoa đạt giải nhất cuộc thi “Sáng kiến, sáng tạo” ngành y tế thủ đô năm 2019.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHOA DƯỢC
Lãnh đạo khoa Dược qua các thời kỳ: từ năm 1984 đến nay
- Từ 1984 đến 2003: Ds Đoàn Kim Dung
- Từ năm 2004 đến 2014: Ds Bế Thị Ái Việt
- Từ 2015 đến 5/2017: Ds Đinh Thị Thanh Thủy
- Từ 6/2017 đến nay: DS Lê Thị Thanh Nga
Mô tả tóm tắt chức năng nhiệm vụ khoa Dược
* CHỨC NĂNG
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
* NHIỆM VỤ
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị, chẩn đoán và các yêu cầu chữa bệnh khác.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của trường Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Nhân sự hiện nay: Tổng sô 30 người, trong đó: 04 Thạc sỹ, 01 DSCK I, 05 DSĐH, 17 DSCĐ, 03 DSTH
I. Lịch sử hình thành:
Khoa Huyết học – Truyền máu được hình thành từ khoa xét nghiệm của bệnh xá Mai Hương được xây dựng tại đầu ngõ Mai Hương (nay là phố Hồng Mai) Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tiền thân của bệnh viện Thanh Nhàn. Năm 1991 khoa Huyết học – Truyền máu được thành lập theo Quyết định 172QĐ/TC của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
II. Thông tin liên lạc
- Khoa Huyết học – Truyền máu: Tầng 2 – Nhà C
- Điện thoại: 0243.971.4364 máy lẻ phòng kỹ thuật: 1210, phòng truyền máu: 1207
- Email: huyethocthanhnhan@gmail.com
- Trưởng khoa : BS CKII Phùng Thị Hồng Hạnh; Điện thoại: 0965622673; Email: hanh.hhtn@gmail.com
III. Tổ chức nhân sự:
1. Ban lãnh đạo đương nhiệm:
- Trưởng khoa: BS CKII. Phùng Thị Hồng Hạnh
- KTV trưởng: CN Đinh Thị Thu Thủy
- Cán bộ quản lý chất lượng: CK1–KTYH Doãn Hữu Hoàng,
CNĐH–KTYH Đỗ Văn Hưng
2. Về nhân sự: Số lượng CNVC 16.
Trình độ Sau đại học 03 ( CKII 01, thạc sĩ 01, CKI 01); Đại học 07; Cao đẳng 02; Trung cấp 04
IV. Ban lãnh đạo tiền nhiệm:
- Trước năm 1983: tại bệnh viện Mai Hương do BS Phùng Xuân Bình làm Trưởng khoa
- 1983- 2003: Bác sỹ CKI Nguyễn Thị Huỳnh
- 2003 – 2013: BS CKI Trần Thị Duyên
V. Tình hình hoạt động, chức năng – nhiệm vụ
1. Tình hình hoạt động
- Khoa XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ chuyên trách, các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ thuật viên đã cống hiến tận tình để có thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất. Khoa XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU đã bổ nhiệm nhiều nhân viên Quản lý Chất lượng và Quản lý Kỹ thuật có trình độ Đại học và sau Đại học cho việc bảo đảm chất lượng của toàn khoa.
- Khoa xét nghiệm Huyết học – truyền máu có nhiệm vụ, chức trách thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa Huyết học và Truyền máu. Ngoài ra khoa còn có các cán bộ chuyên trách tham gia hội chẩn, điều trị, tư vấn các bệnh nhân bệnh máu và HIV.
- Khoa Huyết học được trang bị nhiều máy móc hiện đại
+ Máy huyết học tự động: XN – 1000 , DXH – 600
+ Máy đo tốc độ máu lắng: Mirat
+ Máy đông máu tự động: Sysmex CS – 2500, CS – 1600
+ Hệ thống định nhóm máu tự động: Auto Max80
+ Máy điện di huyết sắc tố: Sebia Minicap FLEX_PIERCING
+ Máy miễn dịch tự động Bioflast.
+ Hệ thống xét nghiệm nhóm máu, phản ứng hòa hợp truyền máu tự động và bán tự động Matrix - gelcard
2. Chuyên môn thực hiện tại khoa Huyết học – Truyền máu
2.1 Xét nghiệm Huyết học – Truyền máu
Cung cấp các dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật cơ bản và xét nghiệm cao cấp chuyên khoa Huyết học Truyền máu theo yêu cầu của bệnh nhân và các khách hàng. Nhiều lần tham gia hội thao Tuổi trẻ sáng tạo, đạt 03 giải nhất, 01 giải nhì, các đề tài được áp dụng thực tế đạt hiệu quả cao.
Khoa có đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh lý tạo máu như Thalassemia, rối loạn sinh tủy, Kahler, Leukemia….; các bệnh lý và rối loạn đông cầm máu, các bệnh lý miễn dịch tự miễn như Lupus, hội chứng APS….
2.2 Lưu trữ, cấp phát máu và chế phẩm
Thực hiện lưu trữ, bảo quản, cấp phát máu, truyền máu an toàn số lượng lớn 1500 – 1600 đv/ tháng. Cung cấp đầy đủ các loại chế phẩm máu như khối hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương các loại, tủa lạnh yếu tố VIII, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Khoa HHTM cũng cung cấp các chế phẩm nhóm máu hiếm Rh(D) âm. Các bệnh nhân và phụ nữ mang thai nhóm Rh âm được định nhóm phenotype, xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường đảm bảo an toàn truyền máu và giúp cho thai phụ mang thai an toàn, kiểm soát tan máu ở trẻ sơ sinh.
Thực hiện hệ thống xét nghiệm hòa hợp miễn dịch đầy đủ, sàng lọc kháng thể bất thường, các bệnh nhân có kháng thể bất thường được chọn đơn vị máu hòa hợp đảm bảo truyền máu an toàn, hiệu lực.
Khoa có quy trình báo động đỏ đảm bảo sau 15 phút khởi động bệnh nhân có chế phẩm máu sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Khoa tự xây dựng phần mềm LabTM quản lý, theo dõi cấp phát máu và chế phẩm đạt giải nhất Sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế 2017.
2.3 Huyết học lâm sàng.
Năm 2014 – 2018 đơn nguyên Huyết học lâm sàng được thành lập từ khoa Huyết học, điều trị các bệnh lý hệ tạo máu và các bệnh lý liên quan như xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu tiên phát, đa hồng cầu, thalassemia, Kahler, leukemia, rối loạn sinh tủy…
Hiện nay thường xuyên hội chẩn với các khoa lâm sàng trong và ngoài bệnh viện các bệnh lý huyết học và liên quan như rối loạn đông máu, DIC….
Tư vấn di truyền bệnh máu Thalassemia, Hemophillia. Tư vấn HIV.
DANH MỤC XÉT NGHIỆM
NHÓM XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
1. Thời gian prothrombin (PT: Prothrombin Time), (Các tên khác: TQ; Tỷ lệ Prothrombin) bằng máy bán tự động
2. Thời gian thromboplastin một phần hoạt hoá (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time), (Tên khác: TCK) bằng máy tự động
3. Định lượng Fibrinogen (Tên khác: Định lượng yếu tố I), phương pháp Clauss- phương pháp trực tiếp, bằng máy tự động
4. Định lượng D-Dimer
5. Phát hiện kháng đông ngoại sinh
6. Phát hiện kháng đông đường chung
7. Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh
8. Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh
9. Nghiệm pháp rượu (Ethanol test)
10. Nghiệm pháp Von-Kaulla
11. Co cục máu đông (Tên khác: Co cục máu)
NHÓM XÉT NGHIỆM TẾ BÀO
12. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)
13. Chọc hút tủy xương làm tủy đồ
14. Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm hồng cầu sắt (Nhuộm Perls)
15. Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Peroxydase (MPO: Myeloperoxydase)
16. Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Sudan đen
17. Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Periodic Acide Schiff (PAS)
18. Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Esterase không đặc hiệu
19. Huyết đồ (bằng máy đếm laser)
20. Xét nghiệm hồng cầu lưới (bằng phương pháp thủ công)
21. Xét nghiệm hồng cầu lưới (bằng máy đếm laser)
22. Máu lắng (bằng máy tự động)
23. Điện di huyết sắc tố
NHÓM XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH HUYẾT HỌC
24. Xét nghiệm HIV test nhanh
25. HBsAg test nhanh ( XN viêm gan B)
26. HCV test nhanh ( XN viêm gan C)
27. HBeAg test nhanh
28. Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) trên hệ thống máy tự động hoàn toàn
29. Kháng thể kháng dsDNA (anti-dsDNA) bằng máy tự động
30. Kháng thể kháng nhân (anti-ANA) bằng máy tự động
31. Định nhóm máu khó hệ ABO (Kỹ thuật Scangel/Gelcard
32. Xác định kháng nguyên D yếu của hệ Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard)
33. Xác định kháng nguyên C của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)
34. Xác định kháng nguyên c của hệ của nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)
35. Xác định kháng nguyên E của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)
36. Xác định kháng nguyên e của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)
37. Phản ứng hòa hợp phát máu ( Truyền máu)
38. Chọn đơn vị máu hòa hợp (10 đơn vị)
39. Sàng lọc kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)
40. Sàng lọc kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)
41. Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)
42. Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)
43. Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)
44. Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)
KHOA NGOẠI THẬN- TIẾT NIỆU
Khoa Ngoại Thận- TN tiền thân là Đơn Nguyên Ngoại Thận- Tiết niệu được tách ra từ khoa Ngoại Tổng hợp tháng 3 năm 2013 theo quyết định số 04/QĐ- BVTN của Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn
Các thế hệ trưởng khoa
BSCK I Trần Văn Vỵ - Giai đoạn 2013- 2015
Tiến sỹ Nguyễn Duy Thịnh- Giai đoạn từ 2015- đến nay
Chức năng nhiệm vụ
Khám và điều trị các bệnh lý về Thận tiết niệu; nam khoa
Hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện tuyến dưới
Tuyên truyền phòng bệnh cho nhân dân
Các kỹ thuật
− Phẫu thuật nội soi các bệnh lý về sỏi đường tiết niệu: Nội soi tán sỏi thận qua da, nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo; nội soi lấy sỏi. Hiệu quả cao- Bệnh nhân ít đau- Thời gian nằm viện ngắn
− Phẫu thuật điều trị u phì đại tiền liệt tuyến(TLT): Bốc hơi TLT; nội soi cắt u TLT; Đốt u TLT bằng sóng cao tần; Nút mạch TLT
− Phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến các khối u đường tiết niệu: U thận; u niệu quản; u bàng quang ; u niệu đạo, dương vật
− Phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến các cơ quan sinh dục, nam học: U tinh hoàn, u mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh; xuất tinh ra máu
− Phẫu thuật các bệnh lý do tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ em: nang thừng tinh; tràn dịch màng tinh hoàn; thoát vị bẹn
− Phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát, tiểu són ở phụ nữ. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
Nhân sự
− Tổng số cán bộ viên chức: 22
Lãnh đạo:
− Trưởng khoa: Tiến sỹ Nguyễn Duy Thịnh
− Phó khoa: Thạc sĩ, Nguyễn Văn Phước đang học nghiên cứu sinh, CK II,
− Điều dưỡng trưởng: Cử nhân điều dưỡng Trần Thị Lê Hân
Nhân viên: 4 Bác sĩ: 01 BSCKII; 03 Thạc sĩ; 14 Điều dưỡng: 14 (ĐH: 05, CĐ: 06, ĐDTC: 3,
BỆNH VIỆN THANH NHÀN
KHOA NGOẠI THẦN KINH
THÔNG TIN KHOA
1. Lịch sử hình thành khoa, các thế hệ trưởng khoa thời kỳ trước
- Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Thanh Nhàn tiền thân là khoa Ngoại sọ não – Chấn thương chỉnh hình được tách ra từ khoa Ngoại tổng hợp ngày 10/10/2002.
Năm 2010, tách riêng đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình; năm 2013 tách riêng đơn nguyên Ung bướu; tháng 11/2014 được đổi tên thành Khoa Ngoại thần kinh.
- Thế hệ trưởng khoa:
• TS – BS CKII Hoàng Minh Đỗ
• Ths – BS Phạm Quang Phúc: từ 05/2017 – nay
2. Mô tả tóm tắt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Thanh Nhàn được bố trí tại tầng 4 – nhà A cùng 01 phòng khám chuyên khoa tại khoa Khám bệnh (PK111A) với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa.
Khoa chuyên điều trị nội khoa cũng như phẫu thuật thần kinh và cột sống: chấn thương sọ não, u não, u tủy, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống...
Ngoài ra, khoa còn được bố trí 01 phòng tập phục hồi chức năng với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc luyện tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
3. Các kỹ thuật của khoa:
- Phẫu thuật chấn thương sọ não, vi phẫu bệnh lý sọ não
- Phẫu thuật chỉnh hình cột sống, trượt đốt sống, hẹp ống sống
- Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn: tạo hình đốt sống bằng bơm cement sinh học có bóng và không bóng, tạo hình bảng sống (laminoplasty), cố định cột sống bằng phương pháp bắt vít qua da...
4. Nhân sự hiện nay
- Tổng số nhân viên: 22
• Trưởng khoa: Ths Phạm Quang Phúc
• Điều dưỡng trưởng : CN Nguyễn Thị Thanh Nhàn
• Bác sĩ điều trị: 05 (02 thạc sĩ, 03 bác sĩ chuyên khoa ngoại)
• Điều dưỡng: 14 (06 điều dưỡng đại học, 05 điều dưỡng cao đẳng, 03 điều dưỡng trung học)
• Hộ lý: 01
Giáo sư, Phó giáo sư, Bác sỹ, Bác sỹ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa I, Tiến sĩ
Mắt - Khoa nội tổng hợp - Khoa Thần kinh
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
Nội tiết
Giáo sư cố vấn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ
Khoa Tiêu hóa - Khoa ngoại
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Phó giáo sư, Bác sỹ, Bác sỹ cao cấp, Tiến sĩ
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II
Khoa ngoại
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II
Chuyên khoa II Ngoại Khoa
Chuyên khoa II Ngoại Khoa - Bệnh Viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II, Thạc sĩ
Khoa nội tổng hợp
Trưởng khoa Khám Bệnh
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa I
Khoa nội tổng hợp
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa I
Da liễu - Khoa nội tổng hợp
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giáo sư, Bác sỹ, Bác sĩ chuyên khoa I, Tiến sĩ
Khoa Thần kinh
Phòng khám giáo sư - Bệnh Viện Thanh Nhàn
Phòng khám giáo sư - Bệnh Viện Thanh Nhàn
42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội